Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

Ý tưởng và hiện thực hóa khởi nghiệp

Ý Tưởng và Hiện Thực Hóa Khởi Nghiệp
Kinh doanh là một lĩnh vực hội tụ rất nhiều niềm đam mê. Ai cũng muốn sau một thời gian thử sức, mình sẽ tạo dựng được một vị thế trên thương trường. Tuy nhiên không thể cứ “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” là một viễn cảnh của sự thành công. Đôi khi cái giá của những ngộ nhận là rất lớn.

Xây dựng thương hiệu và tạo ra chuỗi các giá trị từ những đứa con tinh thần (sản phẩm kinh doanh) ẩn chứa những tâm huyết của các hoài bão là một quá trình đòi hỏi không chỉ bởi các yếu tố nghiệp vụ mà còn cần đến rất nhiều những ẩn số khác, có câu “thương trường là chiến trường” để minh chứng cho điều đó. Ở đây tôi chỉ muốn chia sẻ cùng các bạn trẻ, những người đang chập chững bước vào thế giới đầy quyến rũ và nhiều thử thách về vấn đề nuôi dưỡng niềm đam mê, hình thành ý tưởng và điều kiện ban đầu để khởi nghiệp.

Phải có “vốn”

Làm gì và làm như thế nào là câu hỏi thường trực, bắt buộc bạn phải đối diện với sự thật: Không có “bột” thì làm sao “gột nên hồ”. Vậy nên để có thể mạnh dạn trên con đường rộng lớn mà lắm chông gai này, bạn phải có “vốn”. Vốn không chỉ là cơ sở vật chất, là dòng tiền đầu tư của bạn. Vốn còn là những hiểu biết, những nhận thức về quy luật thị trường, là sự cảm thụ được thời điểm “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”… Chẳng ai có thể làm gì mà không suy nghĩ. Có người nói “kẻ nguy hiểm nhất là kẻ không có mục đích sống”. Thật vậy, nếu bạn làm bất cứ điều gì mà chỉ tin vào sự may rủi, phó mặc cho những cái “nhắm mắt vung tay” thì cơ may đến với bạn là sự trắng tay, mất hết “vốn liếng” mà mình đã có. Bạn phải có quá trình tạo dựng vốn cho mình. Bạn có ý tưởng và động lực để làm việc gì đó là điều đáng quý bởi vì có nó bạn mới có niềm đam mê theo đuổi và quyết tâm thực hiện. Tuy nhiên, bạn phải đối diện với thực tế khách quan rằng ta có gì, cái gì có thể giúp ta hiện thực hóa ý tưởng này? Cái gì có thể biến những thứ vô hình này thành hữu hình?

Sinh viên khởi nghiệp bằng những sản phẩm tự làm. Ảnh: M.Tâm

Trước tiên, để hình thành được cái “vô hình” - ý tưởng khởi nghiệp, bạn phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những luồng tín hiệu giao thoa giữa bộ não, trái tim và hiện thực khách quan. Chính nhờ sự phản ánh hiện thực khách quan đã tạo xung lực cho các nơ-ron thần kinh khiến con tim bạn loạn nhịp trước những hiện thực xã hội để hình thành nên những ý tưởng khởi nghiệp. Nếu không có cái sự rung động đó bạn sẽ chẳng bao giờ hình thành cho mình được những ý tưởng vì cộng đồng và mang tính đột phá nhằm cải biến hiện thực xã hội. Bạn cũng cần có niềm tin và ý chí để thai nghén ý tưởng, nếu không khi hình hài chưa rõ bạn đã sớm từ bỏ quyền được khai sinh những đứa con tinh thần của mình.

Các điều kiện luôn là những trở ngại khiến bạn cảm thấy khó chịu khi đối diện với thực tế. Tuy nhiên, bạn phải đối diện với nó thì mới có thể hiện thực hóa ý tưởng của mình. Khi không thể trốn tránh được những thử thách này, bắt buộc bạn phải bình tĩnh và đối diện với nó.

Chuẩn bị tốt các tình huống

Bạn nên chuẩn bị các tình huống sau đây để thuyết phục các nhà đầu tư của mình, đó là: Tên dự án? Mô tả của bạn về ý tưởng của dự án? Tính thiết thực của nó (dự án của bạn giải quyết tồn tại gì trong hiện thực)? Bạn định triển khai dự án đó ở đâu? Bạn phải  mô tả sơ bộ về thị trường, đối tượng tiêu thụ sản phẩm kinh doanh của bạn. Quy mô dự án và sự phát triển thị trường trong tương lai? Bạn đã soạn thảo chi tiết kế hoạch triển khai dự án của mình chưa? Bạn mất bao lâu để chuẩn bị cho sản phẩm ra thị trường? Chiến lược quảng bá thương hiệu sản phẩm? Mô hình kinh doanh của bạn như thế nào? Doanh số được tạo ra từ đâu?  Quá trình kinh doanh của bạn có thể gặp những rủi ro nào không? Tốc độ tăng trưởng doanh số dự kiến cho những năm đầu (thường là 3 năm) triển khai sản phẩm ra thị trường? Tính cạnh tranh của sản phẩm (sản phẩm này đã có ngoài thị trường chưa? Nếu chưa có thì có bị “nhái” khi được thị trường đón nhận không, chính sách bảo hộ)?...

Bạn có thể thành công nếu có ý tưởng tốt phù hợp với hiện thực khách quan, niềm tin vào tương lai và cách giải quyết những tồn tại, rào cản mà bạn phải đối diện. Đôi khi để thành công đòi hỏi sự mạo hiểm, có khi là ăn may do những quyết định “điên rồ” nhưng những cái tưởng chừng như “điên rồ” đó lại là những quyết định phải có cơ sở, nền tảng của nó.

Nguyễn Bá Khoa

(Trung tâm Hướng nghiệp sinh viên, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM)

Hiện nay có nhiều quỹ đầu tư có thể giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng của mình. Tuy nhiên thực tế là “không ai cho không ai cái gì”, vì vậy bạn phải đảm bảo với các nhà đầu tư của mình rằng ý tưởng của bạn là thực tế, không viển vông, có hiệu quả nếu đầu tư phù hợp

Nguồn:    http://www.giaoduc.edu.vn/y-tuong-va-hien-thuc-hoa-khoi-nghiep.htm

Kêt nối với Đại Học TN - MT

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.